Page 425 - Chủ động thích ứng - Tập đoàn Bảo Việt - Báo cáo tích hợp 2021
P. 425
THÔNG TIN TÀI CHÍNH BỔ SUNG THEO CÁC CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (tiếp theo) 1. TÓM TẮT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CHỦ YẾU (tiếp theo) 1.10 Các khoản nợ tài chính (tiếp theo) 1.10.2 Ghi nhận sau ghi nhận ban đầu (tiếp theo) b. Vay và nợ phải trả Sau ghi nhận ban đầu, các khoản vay và phải trả chịu lãi suất được ghi nhận theo giá trị phân bổ, sử dụng phương pháp lãi suất thực. Lãi hoặc lỗ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi nợ phải trả được ngừng ghi nhận cũng như thông qua việc phân bổ giá trị theo phương pháp lãi suất thực. Giá trị phân bổ được tính toán trên cơ sở tính đến tất cả các khoản chiết khấu và phụ trội khi phát sinh, và phí hoặc chi phí là các khoản mục không thể tách rời liên quan đến việc xác định lãi suất thực. Phần phân bổ theo lãi suất thực được ghi nhận là chi phí tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. 1.10.3 Dừng ghi nhận Một khoản nợ tài chính sẽ được dừng ghi nhận khi nghĩa vụ nợ được hoàn thành hoặc hủy bỏ hoặc hết hạn. Khi một khoản nợ tài chính được thay thế bằng một khoản nợ khác từ cùng một bên cho vay nhưng các điều khoản cơ bản đã thay đổi hoặc các điều khoản của nghĩa vụ nợ hiện tại đã được sửa đổi cơ bản, thì việc thay đổi hoặc chỉnh sửa đó được coi là dừng ghi nhận khoản nợ tài chính ban đầu và ghi nhận một khoản nợ tài chính khác. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ mới và khoản nợ cũ được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. 1.11 Bù trừ các công cụ tài chính Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được bù trừ và giá trị thuần được phản ánh trên báo cáo tài chính hợp nhất khi và chỉ khi Tập đoàn có quyền hợp pháp để bù trừ các khoản đã được ghi nhận và có dự định thanh toán trên cơ sở thuần hoặc ghi nhận tài sản và thanh toán nợ phải trả cùng một thời điểm. 1.12 Vốn góp của chủ sở hữu Các cổ phiếu phổ thông được phân loại là vốn chủ sở hữu. Chi phí sau thuế phát sinh liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu mới hoặc quyền chọn mua cổ phiếu được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu như một khoản giảm trừ. 1.13 Xác định giá trị hợp lý Giá trị hợp lý là giá trị có thể nhận được từ việc bán một tài sản hoặc trả cho việc chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch ngang giá giữa các bên tại ngày đánh giá. Giá trị hợp lý được xác định dựa trên giả định giá giao dịch bán tài sản hoặc chuyển giao nợ phải trả diễn ra tại: - Thị trường chủ chốt đối với tài sản hoặc khoản nợ phải trả; hoặc - Khi không có thị trường chủ chốt thì sử dụng thị trường tối ưu đối với tài sản hoặc nợ phải trả. Để xác định được giá trị hợp lý, Tập đoàn phải có khả năng tiếp cận tới thị trường chủ chốt hoặc thị trường tối ưu. Giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả được đánh giá dựa vào giả định các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng giá trị này khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả nhằm đạt được lợi ích tốt nhất cho mình. Tập đoàn sử dụng các phương pháp định giá phù hợp với từng trường hợp mà các thông tin cần thiết là sẵn có để xác định giá trị hợp lý, sử dụng tối đa các dữ liệu liên quan có thể quan sát được và giảm thiểu việc sử dụng các dữ liệu không thể quan sát được. Tài sản và nợ phải trả được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc có giá trị hợp lý được thuyết minh trong báo cáo tài chính được phân loại vào ba cấp trong hệ thống bậc giá trị hợp lý như được mô tả dưới đây, dựa trên các thông tin cơ bản nhất có ảnh hưởng đáng kể tới việc xác định giá trị hợp lý: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 425