Page 112 - Chủ động thích ứng - Tập đoàn Bảo Việt - Báo cáo tích hợp 2021
P. 112
BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BAN ĐIỀU HÀNH 1. KINH TẾ VĨ MÔ Theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 ~6-6,5% Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ~4% Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân GDP bình quân đầu người Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP ~5,5% Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân ~25,5% - 25,8% 3.900 USD Trước tình hình dịch dịch bệnh Covid-19 vần còn phức tạp, có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, cũng như tính hình căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine khiến giá năng lượng tăng cao. Dự báo, lạm phát có thể tăng cao hơn so với trung bình các năm trước, nhưng vẫn trong khả năng kiểm soát nhờ: Chính phủ tiếp tục lùi thời điểm tăng lương cơ bản, thay vì kế (1) hoạch tăng vào tháng 7/2022; Nhóm lương thực thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng, cần (2) theo dõi đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn do gián đoạn sản xuất sau dịch; (3) Chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt; Giá cả của các loại hàng hóa dịch vụ công, điện, nước, y tế trong khả năng điều hành và kiểm soát của Chính phủ. BÁO CÁO TÍCH HỢP BVH 2021 CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG Tuy nhiên cần theo dõi các yếu tố gây áp lực lên lạm phát: Cầu tiêu dùng nội địa ghi nhận (1) cải thiện đáng kể ở nhóm tiêu dùng không thiết yếu (giải trí, oto, quần áo...); Giá nguyên nhiên liệu đầu vào ở (2) mức cao và có thể duy trì mặt bằng này sang đến nửa đầu năm 2022; Nhóm y tế cũng có thể ghi nhận (3) áp lực tăng, trong phục vụ cho nhu cầu chữa trị và công tác dự phòng. (4) 112