Page 117 - Chủ động thích ứng - Tập đoàn Bảo Việt - Báo cáo tích hợp 2021
P. 117
5. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Thị trường TPCP: Nhu cầu phát hành TPCP có thể tăng trong năm 2022, khối lượng phát hành khoảng 400 nghìn tỷ VNĐ. Khối lượng TPCP đáo hạn năm 2022 giảm mạnh so với 2021 làm giảm áp lực phát hành nhằm cơ cấu lại nợ. NHTW các nước lớn bắt đầu nới lỏng tiền tệ và nâng lãi suất. Lãi suất tại Việt Nam có thể tăng nhẹ vào nửa cuối năm tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Chủ trương của NHNN giữ mặt bằng lãi suất thị trường 1 ở mức thấp hợp lý, vốn khả dụng hệ thống dự báo dồi dào, trong điều kiện cầu vẫn vượt cung, lãi suất TPCP sẽ cơ bản duy trì mặt bằng thấp như hiện tại, với biên độ điều chỉnh nhỏ (20-50bsp). Đan xen trong các nhịp giảm là các nhịp tăng theo các biến động trên thị trường thế giới. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm quanh mức 2-2,5%/năm. Các kỳ hạn dài 10-15Y tiếp tục được ưa thích do lợi suất tốt hơn so với chi phí vốn. Thị trường TPDN: Thị trường TPDN trong năm 2022 được dự báo sẽ tiếp tục có những bước phát triển với sự mở rộng cả về quy mô lẫn tính đa dạng của sản phẩm. Sự bạch thông tin của thị trường sẽ tiếp tục được cải hiện đi kèm với sự tuân thủ hành lang pháp lý nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Tiềm năng tăng trưởng hiện hữu trong dài hạn xét tới sự tăng trưởng của nền kinh tế đi kèm với nhu cầu mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng vốn. Yếu tố thuận lợi đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 là mặt bằng lãi suất duy trì thấp. Tuy vậy, thách thức và cơ hội cũng song hành khi cạnh tranh gia tăng đến từ kênh tín dụng ngân hàng; khung pháp lý tiếp tục hoàn thiện đòi hỏi thành viên thích nghi cao. Lợi suất trái phiếu doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ có dư địa giảm đi cùng với xu hướng lãi suất cho vay duy trì thấp và tính thanh khoản các trái phiếu tăng lên với kỳ vọng về sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp tập trung. 6. THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Nếu đại dịch Covid-19 được khống chế tốt, 2022 sẽ là một năm đầy sôi động của thị trường BĐS. Các động lực quan trọng nhất phải kể ra là sự nỗ lực của Chính phủ nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu và tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, tốc độ phủ vắc-xin cao và việc đường bay quốc tế được mở lại. Về dài hạn, sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và một số điều kiện thuận lợi khách quan về vị trí địa lý hay dân số trẻ sẽ giúp nhiều phân khúc BĐS có sức cầu đáng kể, là điều kiện để thị trường BDS tiếp tục năng động và phát triển. Xét kịch bản lạc quan nhất là các hoạt động kinh tế được khôi phục hoàn toàn thì các phân khúc cũng sẽ hồi phục với tốc độ không giống nhau. BĐS công nghiệp, nhà ở và văn phòng sẽ có nhiều ưu thế và tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong năm 2022. BĐS nghỉ dưỡng thì cần thêm thời gian vì có quan hệ chặt chẽ với đà hồi phục của ngành du lịch, có khi cần đến 2 hoặc 3 năm để đạt mức tăng trưởng như giai đoạn trước dịch. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 117