Page 326 - Chủ động thích ứng - Tập đoàn Bảo Việt - Báo cáo tích hợp 2021
P. 326
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (tiếp theo) tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày 4. TÓM TẮT CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CHỦ YẾU (tiếp theo) 4.15 Các quỹ dự phòng nghiệp vụ (tiếp theo) 4.15.1 Các quỹ dự phòng bảo hiểm nhân thọ (tiếp theo) c) Theo Thông tư 50, Thông tư 115 và dựa trên phương pháp và cơ sở xác định số liệu dự phòng nghiệp vụ đã đăng ký và được Bộ Tài chính phê duyệt, Bảo Việt Nhân thọ đã trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho sản phẩm bảo hiểm hưu trí như sau: • Dự phòng nghiệp vụ đối với tài khoản bảo hiểm hưu trí là tổng giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tại thời điểm trích lập. • Dự phòng rủi ro bảo hiểm là số lớn hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng và dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất cả các khoản chi phí trong tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng. • Dự phòng bồi thường được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết. • Dự phòng đảm bảo lãi suất cam kết là dự phòng được trích lập trong trường hợp thị trường đầu tư có biến động hoặc kết quả đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm thấp hơn lãi suất cam kết, được tính trên mức chênh lệch giữa kết quả đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm và lãi suất cam kết của Tổng Công ty đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Trên mức độ tổng danh mục, cũng theo quy định tại Thông tư 50/2017/TT-BTC, Tổng Công ty còn phải trích lập Dự phòng đảm bảo cân đối bằng một phần trăm (1%) của lợi nhuận trước thuế, được trích lập hàng năm cho đến khi dự phòng này bằng năm phần trăm (5%) của phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của Tổng Công ty. 4.15.2 Các quỹ dự phòng bảo hiểm phi nhân thọ Các quỹ dự phòng nghiệp vụ được trích lập theo Công văn số 2470/BTC-QLBH ban hành ngày 06 tháng 03 năm 2018 hiệu lực từ năm tài chính 2017 bao gồm a) nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và b) nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được thực hiện theo các phương pháp quy định tại Thông tư 50. Cụ thể phương pháp trích lập dự phòng như sau: a) Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ (i) Dự phòng phí chưa được hưởng Dự phòng phí chưa được hưởng được trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm hoặc theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm, cụ thể: • Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa có thời hạn từ 01 năm trở xuống, dự phòng phí chưa được hưởng được trích lập bằng 25% tổng phí bảo hiểm. • Đối với các loại hình bảo hiểm khác và các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm của nghiệp vụ hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không, dự phòng phí chưa được hưởng được trích lập theo phương pháp 1/8. Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều giữa các tháng trong quý, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được tính theo công thức sau: Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm X Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng • Cáckhoảndựphòngphíchưađượchưởngcủahoạtđộngkinhdoanhbảohiểmgốcvànhậntáibảohiểmđượcphản ánh là nợ phải trả; dự phòng phí chưa được hưởng nhượng tái bảo hiểm được phản ánh là tài sản tái bảo hiểm. BÁO CÁO TÍCH HỢP BVH 2021 CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG 326 B09-DN/HN