Page 327 - Chủ động thích ứng - Tập đoàn Bảo Việt - Báo cáo tích hợp 2021
P. 327
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (tiếp theo) tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày 4. TÓM TẮT CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CHỦ YẾU (tiếp theo) 4.15 Các quỹ dự phòng nghiệp vụ (tiếp theo) 4.15.2 Các quỹ dự phòng bảo hiểm phi nhân thọ (tiếp theo) a) Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ (tiếp theo) (ii) Dự phòng bồi thường Dự phòng bồi thường bao gồm dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã khiếu nại nhưng đến cuối năm chưa giải quyết và dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại. • Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã khiếu nại nhưng đến cuối năm chưa giải quyết được xác định dựa trên cơ sở ước tính của từng vụ bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã được thông báo cho công ty bảo hiểm hoặc khách hàng khiếu nại bồi thường tuy nhiên chưa giải quyết tại thời điểm cuối năm, sau khi trừ đi phần thu hồi từ nhượng tái bảo hiểm; và • Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu bồi thường (IBNR) được trích lập theo tỷ lệ 3% phí bảo hiểm đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm. • Các khoản dự phòng bồi thường của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm được phản ánh là nợ phải trả; dự phòng bồi thường nhượng tái bảo hiểm được phản ánh là tài sản tái bảo hiểm. (iii) Dự phòng dao động lớn • Dự phòng dao động lớn được trích hàng năm cho đến khi dự phòng đạt được mức 100% mức phí giữ lại trong năm và được trích lập trên cơ sở phí bảo hiểm giữ lại. • Dự phòng dao động lớn được phản ánh là nợ phải trả. Vào ngày 28 tháng 12 năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC về việc ban hành bốn chuẩn mực kế toán (“CMKT”) mới, bao gồm CMKT số 19 về Hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, kể từ tháng 01 năm 2006, việc trích lập dự phòng dao động lớn là không cần thiết do dự phòng này phản ánh “các yêu cầu đòi bồi thường không tồn tại tại thời điểm lập báo cáo tài chính”. Tuy nhiên, do Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể việc áp dụng CMKT số 19 và theo quy định tại Nghị định số 73 về việc quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn căn cứ Điều 17, Thông tư 50 để trích lập dự phòng dao động lớn trên báo cáo tài chính hợp nhất. Tỷ lệ trích lập hiện tại là 2% tổng phí giữ lại của từng loại hình bảo hiểm. b) Nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe (i) Dự phòng toán học • Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm, trừ các hợp đồng chỉ bảo hiểm cho trường hợp chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, dự phòng toán học được trích lập theo phương pháp 1/8 trên cơ sở phí bảo hiểm gộp. • Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe chỉ bảo hiểm cho trường hợp chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, dự phòng toán học được trích lập như sau: Dự phòng toán học = Phí bảo hiểm x Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm B09-DN/HN Dự phòng toán học được hạch toán vào tài khoản dự phòng phí chưa được hưởng trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. Trong mọi trường hợp Bảo hiểm Bảo Việt đảm bảo kết quả trích lập dự phòng không thấp hơn kết quả trích lập theo phương pháp 1/8. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 327