Page 75 - Chủ động thích ứng - Tập đoàn Bảo Việt - Báo cáo tích hợp 2021
P. 75
Rõ ràng các hoạt động của con người đã gây tác động rộng rãi hơn lên cả hành tinh, làm suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, gây ô nhiễm không khí, nước, đất..., và đặc biệt đã làm cho khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Bão tố, lũ lụt, hạn hán bất thường đang tăng dần lên, cả về tần số và mức độ, gây thiệt hại về nhiều mặt ở tất cả các vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, trong đó thiên tai, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất gây thiệt hại lớn nhất và ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Báo cáo cho biết những năm gần đây, thiên tai có chiều hướng gia tăng về số lượng, tần suất, diễn biến khó lường và tính tàn phá cũng ngày càng khốc liệt hơn do biến đổi khí hậu. Trong tổng kết của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tính từ đầu năm 2021 đến nay Việt Nam đã xảy ra 8 cơn bão, 3 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, 109 trận động đất nhẹ, 316 trận mưa đá, lốc, sét; 140 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 9 trận lũ ống, lũ quét, 157 vụ sạt lở bờ sông, 7 đợt nắng nóng và 6 đợt không khí lạnh, gió mùa đông bắc. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 1.428 tỷ đồng. Nếu như 1 thế kỷ nữa, nhiệt độ nước biển tại Việt Nam tăng 3 độ C. Mực nước biển vùng ĐBSCL tăng từ 55 - 75 cm, sẽ khiến cho 40% tổng diện tích ĐBSCL bị ngập nước. Việc nước biển dâng, xâm mặn sẽ khiến cho 45% diện tích vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn vào năm 2030. DỊCH BỆNH GIA TĂNG, ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM Trong năm qua, dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Sự đứt gãy của không ít hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng truyền thống buộc các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh dạn hơn trong nghiên cứu, ứng dụng nền tảng số hóa trong các hoạt động quản lý, sản xuất - kinh doanh. Thế giới đang chứng kiến những chuyển biến nhanh như vũ bão của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. CMCN 4.0 xuất phát từ đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có làn sóng số hóa của lĩnh vực sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều nước đã quan tâm và cụ thể hóa các ưu tiên phát triển kinh tế số. Đặc biệt, bối cảnh đại dịch COVID-19 càng khiến Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến kinh tế số nhiều hơn. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể thấy được những cơ hội để phát triển và cải thiện năng lực. Việc đẩy lùi được dịch bệnh giúp nước ta trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, điểm đến tiềm năng, an toàn cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư trên thế giới, đặc biệt là xu hướng chuyển dịch nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các tập đoàn trên thế giới. Với lực lượng lao động đông đảo và giá nhân công rẻ, cơ sở hạ tầng khá tốt, vị trí địa lý gần Trung Quốc, Việt Nam sẽ được các tập đoàn có nhu cầu dịch chuyển ngày càng chú ý hơn. Giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp kiểm chứng lại sức chịu đựng và khả năng thích nghi với tình hình mới; tự đánh giá về thực trạng sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở đó cải tiến mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả và bền vững. Trong trạng thái “Bình thường mới”, Bảo Việt đã chuẩn bị cho mình một tâm thế chủ động, linh hoạt, không ngừng học hỏi, vận dụng, sáng tạo, đổi mới cách thức quản trị điều hành, tăng cường chuyển đổi số, thay vì bó hẹp trong những lối đi truyền thống, Bảo Việt đã đón đầu và làm chủ công nghệ, tham gia thế giới phẳng để thích ứng trước những thay đổi trong trạng thái mới để không ngừng tăng trưởng và phát triển bền vững. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 75